Đoc bài thơ Ta Về


Tháng tư đọc lại bài thơ Ta về của Tô thùy Yên, một nhà thơ nổi tiếng của miền nam trước bảy lăm. Tác giả là nhà thơ mặc áo lính . Cuộc chiến nam bắc dai dẳng hai mươi năm, chấm dứt vào năm một chín bảy năm. Bắc quân thắng và từ đó những sĩ quan cấp úy trở lên của miền nam bị đưa vào những trai tù rải rác khắp chôn núi rừng từ nam ra bắc. Tác giả ở đó trên mười năm  Mười năm dài trong lao đông khổ sai trong đói rét tận cùng, sống sót trở về là điều hy hữu

Bài thơ hay mà đọc lên sao nghe buồn quá 
Buồn nhưng không oán , không hận thù ai cả, chỉ man mác nổi niềm của người vừa qua cuộc bể dâu. 

ta về một bóng trên đường lớn
thơ chẳng ai đề vạt áo phai
sao bỗng nghe đau mềm phế phủ
mười năm đất đá ngậm ngùi thay

Mười năm quanh quẩn trên những lối mòn đường sơn, mười năm lưu đày chốn sơn cùng thủy tận, cách biệt với xã hội bên ngoài. Ngày được thả về bước chân lên đường lộ, thấy nhà cửa thấy loài người  mà bỗng dưng ngỡ ngàng..Con đường lớn đó cũng là con đường đưa người về với gia đình với người thân với quê hương miền nam yêu dấu. Thôi nhé xin nói lời vĩnh biệt, đừng bao giờ có lại cái mười năm u ám  này

.
vĩnh biệt ta mười năm chết dấp
chốn rừng thiêng ỉm tiếng nghìn thu
mười năm mặt nạm soi khe đá
ta hóa thân thành vượn cổ sơ.

Từ những núi rừng Việt bắc, đường về nam đầy nhiêu khê trắc trở vô cùng. Bắt đầu bước chân đi từ những lán trại hắt hiu nằm khuất trong màu xanh cây lá núi rưng, kẻ được thả về phải đi  trên con đường sơn đạo vắng bóng người qua, Đi qua những truông cùng phá , đi qua những núi cùng non. Đi qua những thôn bản xóm làng xơ xác như hình ảnh trăm năm trước. Đời như đóng váng xanh xao thế giới bỗng già như thể 

ta về qua những truông và phá
nép trán nhăn đùa ngọn cỏ may
ta ngẩn ngơ trông trời đất cũ
nghe tàn cát bụi tháng năm bay

chỉ có thế trời căm đất nún
đời im lìm đóng váng xanh xao
mười năm thế giới già trông thấy
đất bạc màu đi, đất bạc màu

Ngày đi tóc vẫn còn xanh, ngày về tóc đã điểm bạc. Mười năm lao khổ già cả đời người  Dừng chân bên đường cúi hôn một cành hoa cỏ dai, cám ơn những đóa hoa tưởng như vì ta mà nở, cám ơn  đất trời độ lượng bao dung

ta về cúi mái đầu sương điểm

nghe nặng từ tâm lương đất trời
cám ơn hoa đã vì ta nở
thế giới vui từ mỗi lẻ loi

Về  gặp lại những người thân thích, cha mẹ, anh chị em,  vợ con quay quần bên bếp lửa  Mười năm mới thấy lại một ngày này. Hạnh phúc bừng lên như ngọn lửa hồng ấm, mà sao lòng người vẫn chưa nguôi nổi oan nghiệt của cuộc bể dâu


ta về như lá rơi về cội

bếp lửa nhân quần ấm tối nay
chén rượu hồng đây đi rưới xuống
 giải oan cho cuộc biển dâu này

ta về như hạt sương trên cỏ
kết tụ sầu nhân thế chuyển dời
bé bỏng thì cũng sinh dị biệt
tội tình chi lắm nữa người ơi

ta về như tứ thơ xiêu tán

trong cõi hoang đường trắng lãng quên
nhà cũ mừng còn nguyên  mái vách
nhện giăng khói ấm mối xông nền

chiều nay ta sẽ đi thơ thẩn

thăm hỏi từng cây những nổi nhà
hoa bưởi hoa tằm xuân có nở
mười năm cây có nhớ người xa 

ta về dẫu phải đi chân đất

khắp thế gian này để gặp em
đau khổ riêng gì nơi gió cát
thềm nhà bụi chuối khóc thâu đêm

ta về như đứa con phung phá
khánh kiệt đời trong cuộc bể dâu
mười năm con đã già trông thấy
huống mẹ cha đèn sắp cạn dầu

con gẵm lại đời con thất bát
hứa trăm điếu một chảng làm nên
đời qua lớp lớp tàn hư huyễn
giọt lệ sương thầm khóc biến thiên

ta về như giấc mơ thần bí
tuổi nhỏ đi tìm một tối vui
trăng sáng soi hồn ta vết phỏng
tron đời nổi nhớ sáng khôn nguôi

ngồi đây nền cũ nhà hương hỏa
đọc lại bài thơ thưở thiếu thời
ai đó trong hồn ta thổn thức
vầng trăng còn tiếc cuộc rong chơi


Trăm năm chỉ là một thoáng . Đời người như cánh hạc vàng bay lướt qua cõi trần gian rồi mất hút.

Được thua ,thành bại, có rồi không, không rồi lại có chỉ là ảo ảnh của vô cùng

ta về như hạc vàng thương nhớ

một thưở trần gian bay lướt qua
ta tiếc đời ta sao hạn hữu
đành không nói hết cõi lòng ta

Có một lần ai đó mươn  câu thơ viết thư pháp treo giữa những vòng hoa tiễn đưa  vị đại đức vừa viên tịch như sau
 một thưở trân gian bay lướt qua
Ôi trăm năm đời người chỉ là một thoáng lướt qua thôi sao, nghe mà buồn quá  đỗi